MÙA LÁ VỠ

Đâu một thời những bối rối ngây thơ,

Nhặt lá khô khẽ ép vào trang vở....

Bài thơ viết đầu tiên vẫn còn dang dở,

Đoạn cuối cùng đành lỡ nhịp đa đoan...

XIN ĐƯỢC LÀ TRI KỶ Ở LÒNG NHAU

Xin được làm tri kỷ của anh thôi

Để được nghe buồn vui anh chia sẻ

Dù có thể suốt cuộc đời em sẽ

Dấu mình trong con mắt bao người

ĐỪNG QUÊN EM NHÉ ANH

Đứng quên nhé dù mai này đời thực

Anh và em chưa thể bước chung đường

Hai phương trời vẫn vời vợi nhớ thương

Nguyện mãi mãi tình em không thay đổi...

CÒN MÃI DẤU YÊU

Chẳng thể nào quên được đâu anh

Mỗi kỷ niệm bên nhau còn lưu dấu

Này mắt môi này nụ hôn đắm đuối

Này đây vòng tay xiết chặt yêu thương...

TRĂNG KHUYẾT

Sương lạnh em hao khuyết bao lần

Đâu phải bởi trăng đêm nay không trọn

Câm lặng dưới màn đêm không người đưa đón

Trăng hay em hai nửa vẫn không đầy...

29/1/13

DẤU HÌNH EM NƠI GÓC KHUẤT TÌNH YÊU!

DẤU HÌNH EM NƠI GÓC KHUẤT TÌNH YÊU!





Từng giọt sương mùa đông giá lạnh
Khe khẽ rơi trên đôi má em buồn
Gió thì thầm nhắc chuyện cũ buồn hơn
Như tiếng ru trên bờ môi mằn mặn

Chẳng còn nhiều đâu trời đã chiều xế bóng
Nơi thâm sâu giữa biển đời  giông bão
Trong vũ trụ rung lên từng nhịp sáo
Và không gian đang  tràn ngập khúc giao mùa








Ngày đông nào ngày ta đã vô tư
Xem tình ái như nàng thơ kỳ thú
Đem mơ ước dấu kín vào nhung nhớ
Dành cho người tri kỷ của riêng ta.

Anh đã từng và đã của em chưa?
Em cứ hỏi khi bên anh rất vội
Dẫu biết câu trả lời – Có thể là nói dối!?
 Vẫn thầm tin anh rất thật với mình!!!.

 Anh bây giờ và anh của mai kia
Vẫn sẽ dấu bóng hình em thật kỹ
Vẫn sẽ là em - "Hồng nhan tri kỷ "
Trong góc khuất tâm hồn nơi sâu kín tình yêu.

Hạnh Nguyên: 28/1/13

19/1/13

NGƯỢC ĐƯỜNG MÙA ĐÔNG

NGƯỢC CHIỀU MÙA ĐÔNG


 Ngược đường mùa đông bỏ lại sau lưng đầy lá
 Đi trên con phố âm u giữa ngày buốt giá
 Mong tìm lấy chút nồng nàn hơi ấm
 Để đốt lòng những xúc cảm mênh mông

 Ngược chiều mùa đông say nhìn hoa cúc tím
 Họa mi ngập tràn bờ li ti nơi góc nhỏ
 Hy vọng khát khao mặt trời đông rạng ló
 Ngõ phố buồn tô màu nhớ mông lung

 Ngược chiều mùa đông mưa mặn chát môi hồng
 Cái lạnh nôn nao tận cùng chuếnh choáng
 Đi như say như người mông du hoang hoải
 Run run, xuýt xoa, mắt môi cười điên dại.

 Ngược chiều mùa đông ngược dòng hoài cảm
 Những gương mặt người quen bỗng hóa xa xăm
 Bỗng hóa ngô nghê giữa dòng người ồn ã
 Chợt nghẹn ngào nghe nỗi nhớ mùa đông

 Ngược chiều mùa đông áo, khăn quấn chặt
 Một vòng yêu thương rải cùng giá lạnh
 Gửi về anh những khao khát mong chờ
 Níu bước chân ngày nào xin trở lại mê say.

 Ngược chiều mùa đông nhìn mái ngói rêu phong
 Ngắm những đôi tình nhân dìu nhau trên phố
 Nhấm nháp hương mùa đông miên man hơi thở T
hầm gọi anh về trong cái nắng mùa đông.

 Hạnh Nguyên: 20/1/13

5/1/13

HẾT MỘT NGÀY LẶNG LẼ KHÔNG ANH!


HẾT MỘT NGÀY LẶNG LẼ KHÔNG ANH! 

Em một mình trong lặng lẽ chiều nay 
Chỉ có em với mùa đông lạnh giá 
Chỉ có em trên con đường đầy lá 
Với nỗi buồn và nỗi nhớ không nguôi .

 Em một mình trên phố nhỏ đìu hiu 
Từng hàng cây cuốn mình theo gió thổi 
Mưa ướt tóc ướt bàn tay buốt nhói 
 Đôi môi buồn nhợt nhạt màu mây 

 Em một mình trên đường vắng chiều nay 
Đếm lá rơi đếm từng bàn chân bước 
Chẳng có ai qua trong chiều gió ngược 
Nên phố càng buồn càng quạnh vắng cô liêu 


 Em một mình lặng lẽ bước trong đêm 
Chỉ có tiếng lá khô xạc xào góc phố 
Chỉ có em với con đường mưa đổ 
Hết một ngày lặng lẽ không anh.!!! 

            Hạnh Nguyên: 6/1/2013

2/1/13

GIÓ CHƯỚNG

GIÓ CHƯỚNG 

 Dù bây giờ anh chỉ của riêng em 
Vẫn loạn nhịp trái tim yêu bức bối 
"Em không ghen đâu" - chỉ là nói dối 
Tình yêu đầu vẫn nhói buốt lòng đau 

 Giá lạnh đêm nay một mình ai thức 
Nghe gió ngoài hiên như tiếng thở dài 
Sào sạc lá khô mảnh vườn hoang dại 
Đau đáu, mơ hồ về phía lãng quên... 

 Có thể bây giờ anh chỉ có mình em 
Nhưng vẫn thấy lòng mình không yên tĩnh 
Quá khứ xa xôi ngày xưa yêu mến 
Chẳng bao giờ lại bôi xóa đâu anh 

 Dẫu chỉ mơ hồ niềm riêng cũ mong manh 
Nhưng thi thoảng vẫn thấy lòng hưu quạnh 
Ngày xưa vẫn như mùa đông gió lạnh 
Thổi suốt chuỗi ngày lầm lũi không em.

 Hạnh Nguyên: 2/1/2013

.
.
.